GIÁO SƯ NGUYỄN PHÚ TRỌNG CHẲNG HIỂU GÌ VỀ VĂN HỌC VÀ VỀ ĐẠO
PHẬT!
BoBi:
Sáng 08/12/2003, lướt mạng, BoBi tôi thấy trên VTC News đưa tin Tổng Bí
thư Nguyễn Phú Trọng chia sẻ tại buổi tiếp xúc cử tri chiều 7/12 khi cử tri
quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) đã nói: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối lộ.
Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ. Cho nên chúng ta phải xem xét, bình
tĩnh, tỉnh táo sáng suốt. Tham nhũng đúng như các bác nói phải làm nhanh hơn,
mạnh hơn, làm nghiêm hơn chứ không thể để xử lâu, xử nhẹ, án treo nhiều”. Đọc
xong tin, BoBi tôi thật ngạc nhiên và không hiểu tại sao một ông Tổng bí thư
từng tốt nghiệp Tổng hợp Văn mà lại hiểu về Tây Du Ký một cách thô thiển trần
tục như vậy. Câu nói của ông Trọng vô hình dung đã khẳng định “tham nhũng, hối
lộ” là tất nhiên và không thể chống được, vì … sang nước Phật đã phải hối lộ…”.
Do bác Bu đang có đà viết về bốn thầy trò Đường Tăng, nên BoBi tôi đã comment
đề nghị bác Bu viết tiếp nhân câu nói của ông GS Nguyễn Phú Trọng, nhưng bác Bu chưa kịp viết. Nay trên
trang bác Tễu có bài về đề tài này, BoBi tôi mạn phép cóp về đây để mọi người
cùng đọc
*
* *
Lời dẫn của Lâm Khang chủ nhân: Gần đây, trong một dịp tiếp
xúc cử tri, Giáo sư Tiến sĩ Nguyễn Phú Trọng có nói “Đến Đường Tăng đi lấy kinh
cũng phải hối lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ...". Câu nói ấy
khiến cư dân mạng bàn tán nhiều lắm! Nhưng Phật tử Phúc Thịnh đã cống hiến một
bài viết rất hay về vấn đề này theo kiến giải của người hiểu Đạo Phật, hiểu văn
học cổ Trung Hoa. Xem xong bài viết, ai cũng phải giật mình khi nhớ lại rằng,
ông Nguyễn Phú Trọng vốn là sinh viên Tổng hợp Văn (khóa 8). Sinh viên Khoa Văn
trường Tổng hợp Hà Nội đều được học về văn học Trung Quốc, trong đó có Tây Du
Ký. Vậy mà, trong một phút hưng phấn giữa chốn đông người, ví dụ mà ông đưa ra
vừa khập khiễng, vừa tỏ ra là ông chẳng hiểu gì về văn học và về Phật
giáo!
Nhân lời phát biểu của Giáo
sư Nguyễn Phú Trọng
Phật tử Phúc Thịnh
Có người nói rằng: “Đến Đường Tăng đi lấy kinh cũng phải hối
lộ. Bước chân sang nước Phật đã phải hối lộ..." là có ý nói việc hối lộ
không những là bản tính của tất thảy con người phàm tục, mà ngay cả những con
người ở thế giới thanh tịnh được coi là đã diệt trừ được Tham, Sân, Si, Mạn,
Nghi và Ác kiến cũng vẫn có chuyện tham nhũng và hối lộ. Nói như thế là để ngụ
ý: việc chống tham những là việc cực kỳ khó, và không chống được tham nhũng
cũng là điều hết sức hiển nhiên.
Vâng, việc chống tham nhũng đương nhiên là khó. Nói là khó,
nhưng nếu thực tâm thì vẫn có cách tốt hơn rất nhiều để hạn chế việc này. Ở
đây, tôi không bàn đến việc chống tham nhũng được hay không, cũng không bàn đến
việc hạn chế tham nhũng bằng cơ chế ưu việt nào, mà chỉ bàn đến một khía cạnh
mà người ta hay hiểu nhầm về đoạn kết của câu chuyện Tây Du Ký.
Lòng người luôn tham dường như là đúng. Chúng ta luôn muốn
có nhiều, nhiều hơn nữa những giá trị về mọi mặt. Những giá trị ấy nhìn dưới
góc độ Phật giáo thì chỉ là phù du, bóng nước. Phật chỉ thừa nhận có 2 giá trị
thực sự mà thôi, đó là sức khỏe và trí tuệ. Ngoài 2 giá trị Sức khỏe và Trí tuệ
ra, các giá trị còn lại khác chỉ làm cho con người luẩn quẩn lâu hơn mà không
thể liễu thoát sanh tử, không thể Đáo Bỉ Ngạn, hay không thể đạt đến cảnh giới
Niết bàn và thành Phật được. Nhà Phật thường nói: muốn đến Niết Bàn, chứng đắc
thành Phật thì con người phải biết từ bỏ Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến.
Vậy, làm thế nào để từ bỏ những điều trên? Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến
từ đâu mà ra? Vâng, nếu biết những điều trên từ đâu mà ra thì giải trừ nó mới
dễ dàng, giống như người chuyên gia chăm sóc sức khỏe, nếu biết rõ nguyên nhân
vì sao bạn bị bệnh, thì mới mong cải thiện được nó. Nhà Phật xác định rõ nguyên
nhân của Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác Kiến là do thái độ Tư Tình và Tư Sản
tạo ra. Vâng, đúng vậy. Nếu chúng ta không đau đáu về tình cảm riêng (nghĩa
rộng) và tài sản riêng thì Tham, Sân, Si, Mạn, Nghi và Ác kiến sao dễ dàng nổi
nên cho được. Vậy, trong truyện Tây Du Ký thì cái bát vàng chính là vật đại
điện cho cả Tư Tình và Tư Sản của Đường Tăng. Mặc dù trong đời sống xuất gia,
bình bát vốn là biểu tượng của nhà tu khất thực (khất sĩ trì bát). Nhưng ở đây,
chiếc bình bát của Đường Tam Tạng nguyên là của vua Đường tặng cho ngự đệ (em
vua) kết nghĩa – đó chính là Tư tình. Bình bát ấy bằng vàng – một l thứ kim
loại quý hiếm – đó chính là Tư sản. Vì vậy, bình bát của Đường Tăng trong tình
huống này tượng trưng cho của cải, tình riêng và danh vọng ở thế gian. Để nhận
kinh báu của Phật, thì buộc phải dâng nạp bình bát là ngụ ý: muốn thọ lãnh đạo
giải thoát của Phật, con người phải xuất gia, phải lìa bỏ danh vọng và của cải
thế tục.
Ngày xưa, khi Thái tử Cồ đàm tìm đạo giải thoát, Ngài đã
phải đánh đổi cả ngai vàng, vợ đẹp, con thơ, cả cuộc sống nhung lụa đế vương.
Ngay ở Việt Nam ta cũng vậy, thì khi vua Trần Nhân Tông đi tìm đạo giải thoát
cũng phải bỏ lại tất cả, ngai vàng, quyền lực, tam cung, lục viện.v.v…lấy đạo
hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà) và tu hành, thì mới được
người đời sau cung kính gọi là “Phật Hoàng”.
Tóm lại, việc buộc Đường Tăng phải trao bát vàng trước khi
nhận kinh Phật là phương pháp áp dụng trực tiếp trong hoàn cảnh cụ thể của
Đường Tăng, để diệt trừ Tư tình, diệt trừ Tư sản, loại bỏ mọi của cải và danh
vọng của thế tục, diệt cái cội nguồn của tham, sân, si, mạn, nghi và ác kiến,
chứ không phải là vấn đề tham lam, hay hối lộ gì ở nơi nước Phật.
Vài lời ngắn ngủi xin được chia sẻ với những ai còn hiểu
nhầm, hay cố tình hiểu nhầm để làm gì đó. Xin cảm ơn.
Nam Mô A Di Đà Phật!
Trong câu chuyện này Phật thích ca thừa biết nhưng ông im lặng không can thiệp vì vì Anan Ca Diếp đang làm cái việc hạ bệ quyền lực thế gian mà biểu tượng là chiếc bát vàng. nhà Đại Đường. Phật tổ cũng cho rằng muốn có vật chất thì phải đánh đổi bằng vật chất. Các nhà sư phải có cơm chay ăn mới viết được kinh chớ không thể chỉ uống nước lả mà viết được. Quan niệm đổi ngang gía của ngài là cách nói của định luật bảo toàn Lô mô nô sốp.... Nếu như vậy theo ông Trọng thì không chỉ Đường Tăng mà chính Phật cũng muốn được hối lộ. Ông Tổng bí thư suy bụng ta ra bụng người, đáng buồn cho một dân tộc có vị lãnh đạo dốt nát đến như thê.
Trả lờiXóaBác Nanao Bobi đã gợi ý viết thì bu tui sẽ liều thân như chẳng có vào một lúc nào đó , bác vui lòng thông cảm cho.
Trả lờiXóaTôi cũng có đọc nhiều phát biểu "khá ngây ngô" (nếu không muốn nói là "rất"), của nhiều vị lãnh đạo bây giờ trước công chúng, kiều phát biểu "lấy có, lấy được", hoặc phát biểu theo kiểu "có cũng như không", có thể "trình độ nhận thức của các vị ấy chỉ có thế", hoặc ngược lại, quý vị ấy "thừa biết, biết hơn chúng ta nữa", nhưng có khi các vị này cứ nghĩ "dân chúng nó ngu lắm chẳng biết gì cả", và thế là muốn nói gì thì nói. Tai họa, tai họa (thay vì Thiện tai, thiện tai), hìhì!
Trả lờiXóaBác Trọng kính mến cò nói một câu siêu phàm là Tham nhũng cũng như ngứa ghẻ. Phải nói là tuyệt hay. Người đời bảo chữa bệnh ngứa do ghẻ này chỉ cần bôi dầu luyn là khỏi. hihi
XóaTham nhũng như ngứa ngoài da
Dầu luyn vài giọt bôi xoa khỏi liền,
Trang tin Bọ Lập đã đưa tin "Nghi án Đường Tăng đưa hối lộ: Khởi tố An Nan và Ca Diếp” (PV. Alibaba Quach)
Trả lờiXóaHai nhân viên bảo vệ kho Kinh Tây Trúc là Anan và Ca Diếp đã bị bắt giữ vì bị cáo buộc có liên quan đến nghi án Đường Tăng hối lộ nhằm lấy được chân kinh.
Chiều ngày 31.2, thủ trưởng cơ quan điều tra Tây Trúc - đồng chí Phật Tổ, đã thông tin tới phóng viên về diễn biến mới nhất về "nghi án" Đường Tăng đưa hối lộ để nhận chân kinh.
Theo đó, cơ quan điều tra Tây Trúc đã tống đạt quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam 2 nghi phạm A Nan và Ca Diếp để phục vụ công tác điều tra. Được biết, Nan và Diếp là 2 nhân viên coi kho kinh của thư viện Tây Trúc.
Phản ứng trước thông tin trên, chính quyền Trung Quốc bác bỏ những cáo buộc của cơ quan điều tra cho rằng Đường Tăng đã đưa hối lộ nhằm nhận chân kinh.
Trong khi đó, anh Tôn Ngộ Không, một trong những nhân vật được cho có liên quan đến "nghi án" nói trên phát biểu trên facebook cá nhân một câu ngắn gọn: "Tôi tin thầy thôi".
Phóng viên chúng tôi đã cố gắng liên lạc với 2 đồ đệ khác của Đường Tăng là Trư Bát Giới và Sa Tăng. Hai người này cho biết mình không liên quan gì về cáo buộc nói trên.
Trư Bát Giới cho rằng: Lúc thầy tôi đưa hối lộ thì tôi đang ngủ nên không biết gì cả". Trong khi đó Sa Tăng dù không phủ nhận thông tin Đường Tăng hối lộ, nhưng cũng chỉ trả lời với phóng viên rằng: "Tôi đang cho ngựa ăn, không nhìn thấy thầy hối lộ".
Trong một diễn biến mới nhất, Interpol đã vào cuộc, đề nghị mở rộng điều tra ra khỏi lãnh thổ Tây Trúc. Tuy nhiên, theo một nguồn tin giấu tên của cơ quan này cho biết, nếu bị buộc tội, Đường tăng có thể được giảm án do có quan hệ thân cận với chủ tịch Trung Quốc lúc đó là Đường Thái Tông.
Hihihi
Trả lờiXóaTheo văn bản Tây du kí của Ngô Thừa ân thì " Sau khi thầy trò Đường Tăng đến chùa Lôi Âm, Phật tổ Như Lai triệu tập đến điện Đại Hùng 3541 vị gồm Bồ tát, A La Hán, Kim Cương Yết Đế Già Lam để đón tiếp" Thầy trò Đường Tăng trong đoạn văn trên gồn Trưởng đoàn Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Trư Bát Giới, Sa Tăng. Hai vị Trư và Sa bảo minh vô tội là ngoan cố, là tào lao rồi....
Theo nguồn tin được dấu tên thì hiện nay người tố giác thầy trò Đường Tăng hối lộ đang làm việc với cơ quan chức năng để cung cấp chứng cứ, vì các anh Ngộ, Trư và Sa đều có vẻ như bao che hoặc đồng phạm, hihi
XóaOan Đức Phật
Trả lờiXóa.
Vứt bát vàng khỏi túi
Để xứng nhận chân kinh
Thế mà có kẻ nói
Nó hối lộ cho mình!
Thơ Thạch Quỳ
Cuoi chet mat vi bai viet nay bac a!
Trả lờiXóaBức ảnh này là thử nghiệm comment ảnh
Xóa