Thứ Hai, 28 tháng 4, 2014

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI



BOBI: Một trong những nhà thơ lục bát mà BOBI tôi rất thích đó là nhà thơ Lê Đinh Cánh. Ông từng có bài thơ “Mẹ ra Hà Nội” được in trong sách giáo khoa phổ thông. Vừa rồi BOBI tôi tình cờ đọc được bài thơ “Trăng nở nụ cười” của ông viết về Chí Phèo – Thị Nở. Bài thơ rất hay. BoBi tôi xin đưa lên Blog cùng với lời bình của  Phạm Ngọc Thái để mọi người thưởng thức và bình luận tiếp. 

 

                            (Chí Phèo - Thị Nở. Ảnh chụp tại vườn chuối Phủ Thành Chương)
             

TRĂNG NỞ NỤ CƯỜI
        

Đâu Thị Nở, đâu Chí Phèo,
Đâu làng Vũ Đại đói nghèo Nam Cao ???
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền…
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Vườn xuông trăng nở nụ cười
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau.
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
.                                            Lê Đình Cánh


Lời bình của Phạm Ngọc Thái
Vào một đêm trăng. Gã Chí Phèo đi ăn vạ về say khướt vì rượu, khật khưỡng qua vườn chuối. Ả Thị Nở dở người đang nằm ngủ say sưa ở đó. Gió đêm từ bờ sông thổi về mát rượi. Ánh trăng dọi xuống soi lên người ả, trật cả chiếc yếm cùng lớp da trắng hởn. Chí Phèo, một gã điên khùng từ lâu đã tưởng không còn ý thức gì về sự vui thú, bỗng lúc này lòng khát khao được sống đầy đủ lại bùng lên trong gã? Gã mê man nhìn Thị Nở và tiến đến… Thế rồi, cả người gã đè lên thân thể ả. Ả kêu, nhưng Chí Phèo lại còn kêu to hơn| Thì trong làng, ngoài nước, ai còn lạ gì cái thằng Chí Phèo hay ăn vạ? Nên nghe tiếng kêu của gã chẳng ai buồn đến. Mới lại, tiếng kêu của Thị Nở cũng chỉ là tiếng kêu của một mụ đàn bà đang thỏa mãn, thích thú vì… được yêu! Để rồi sau đó, người ta nghe thấy cả hai giọng cười sung sướng đã phát ra từ cái vườn chuối ấy…
Gặp lại vườn chuối xưa, trong một chuyến về thăm quê hương của cố nhà văn Nam Cao – Ở làng Đại Hoàng ( tức làng Vũ Đại trong chuyện ), thuộc huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Vẫn bên con sông Châu ngày đêm thao thiết chảy. Tâm hồn nhà thơ Lê Đình Cánh đã rung lên. Cứ như anh đang hồi tưởng lại một tình sử nào đó, chứ không phải là cuộc tình của ”Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên. “ kia!? Cảnh quê trong thơ anh trào ra bồi hồi, tha thiết:
Vẫn vườn chuối gió lao xao
Sông Châu vẫn chảy nôn nao mạn thuyền…
Đó chính là cảm tác dẫn dắt nhà thơ viết lên “Trăng nở nụ cười ” này. Anh không đi vào diễn tả tấn bi kịch xã hội như trong chuyện Chí Phèo, chỉ xoay quanh cuộc tình trăng gió… mà đề cập về giá trị tình yêu đối với đời sống con người.
Nếu đoạn thơ đầu mới chỉ là cảm xúc khi nhà thơ gặp lại tình và cảnh cũ – Thì sang đoạn thứ hai, đoạn thơ cốt lõi, trung tâm của toàn bài. Tác giả đã khoáy sâu vào  để khẳng định về chân giá trị của tình yêu ấy:
Ả ngớ ngẩn. Gã khùng điên.
Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người!
Hai chữ “thành người” ở đây có thể hiểu: Tình yêu đã biến đổi kẻ xấu trở nên người tốt, ác hóa thiện, thằng điên loạn Chí Phèo trở nên hiền lành, ả ngớ ngẩn dở hơi như Thị Nở cũng thành phúc thảo, thiết tha. Đó chính là ý nghĩa hoàn lương sâu sắc của tình yêu gái trai, trong mối quan hệ xã hội và con người. Đọc đến câu thơ:
Vườn xuông trăng nở nụ cười…
Ta thấy rõ thái độ cảm đồng của nhà thơ về cuộc tình Thị Nở – Chí Phèo đó. Thời ấy, tầng lớp thống trị đã đẩy chúng ra khỏi lề cuộc sống như một quái thai. Một cuộc tình không luật pháp công nhận. Ấy vậy mà, với tính chân thiện và lương tri… nhà thơ đang ca ngợi chúng. Hai chữ ” vườn xuông…” mà thật đầy hương vị. Cả đến bóng trăng còn… ” nở nụ cười” . Cảnh tình trở nên huyền ảo, rung rinh.
Phút giây tan chảy vàng mười trong nhau…
Cùng với câu thơ: Khi tình yêu đến bỗng nhiên thành người! - Tạo thành hai câu thơ hay nhất bài.
” Tan chảy vàng mười trong  nhau…” là thứ vàng thực sự của lương tri, thảo thơm và thanh khiết tựa thiên thai. Là một tình yêu không vụ lợi, không tính toán.  Chúng trao nhau hết thảy, trái tim cùng thể xác lẫn linh hồn. Tình yêu ấy tự nguyện và khát vọng!
Bài thơ viết theo thể lục bát được chia ngắt làm ba đoạn, mỗi đoạn bốn câu, chuyển đoạn là chuyển tứ. Các tứ tuy vẫn nhất quán trong chủ đề tình yêu, nhưng được phát triển từ chuyện đến đời một cách khái quát, hàm súc.
Đoạn thơ cuối được tác giả đúc rút ra qua thực tiễn, những ý nghĩa về tình yêu – cuộc sống:
Giữa đời vàng lẫn với thau
Lòng tin còn chút về sau để dành
Tình yêu nên vị cháo hành
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Ngẫm ra: thì đời nào, thời buổi nào… “vàng lẫn với thau “ cũng có. Nhưng anh vẫn tin, lòng tin ấy không đặt vào bất cứ một giá trị vật chất nào, mà vào tình yêu của trái tim! Chỉ có “tình yêu trái tim” mới đầy đủ khả năng hoàn thiện, dẫn dắt nhân tính con người cùng xã hội tốt đẹp hơn! Đó chính là nhân sinh quan của nhà thơ và cũng là tính nhân bản trong thi ca. Khi ta đã có một tình yêu thực sự trong nhau… thì:
Đời chung bát vỡ thơm lành lứa đôi!
Bài thơ “Trăng nở nụ cười” đã được kết thúc ở đó, một cách rất… “hương vị cháo hành”, mà thấm đầm nghĩa tình chốn nhân gian.
P.N.T
--> Read more..

Thứ Năm, 17 tháng 4, 2014

HÀNH KHÚC TUYÊN GIÁO



BOBI: Sáng nay lướt Web, thấy trong trang Viet-Studies có đăng bản nhạc “Hành khúc Tuyên giáo của Đảng”. Mình không biết nhạc nên không thể xướng âm, nhưng chỉ đọc lời đã thấy sướng rơn người. Giờ trong trang của Bọ Lập cũng đưa lại hành khúc này. Thế là BB không thể không cop nguyên văn về đây để mọi người cùng đọc. Những người biết nhạc như Bu tiên sinh có thể vừa hát vừa đệm đàn ghi ta, rất vui và cũng kết hợp nâng cao lập trường tư tưởng, hihi

Hành khúc Tuyên giáo của Đảng
Nguyễn Quang Lập

Vào FB bác Nguyễn Văn Tuấn, thấy bác khoe vừa sưu tầm được một bài hát thú vị :" Hành khúc tuyên giáo của Đảng" nhạc Tự  Đức, lời Phạm Kỷ. Chẳng biết Tự Đức, Phạm Kỷ là ai mà tài quá là tài!
Lời bài hát như vầy :
Ngành Tuyên giáo tình mênh mông như sông dài
Ngành tuyên giáo luôn khắc ghi lời Bác
Dù khó khăn cũng sát cánh bên nhau
Luôn phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang
Lấy ánh sáng Mác Lê Nin soi đường
Có đảng quang vinh ngời sáng búa liềm...
Ơ ơ ơ... Ngành Tuyên giáo đi dài theo đất nước
Vượt suối sâu đèo cao bao vực thẳm
Dân giàu nước mạnh đảng càng tin yêu
Đảng đã trao ngọn lửa hồng trong tim,
 Như màu xanh từ đất đã vươn lên
Trong gian khó niếm tin luôn vững vàng
 Có Đảng Bác chúng ta đi
Sáng ngời chân lý... ngành Tuyên giáo Vinh quang!

Bài hát đây nè:

Thật tuyệt vời. Từ nay các ngành nghề khác khỏi cần phải thuê nhạc sĩ sáng tác ngành ca nữa. Chỉ cần thay hai chữ Tuyên giáo bằng tên ngành nghề của mình là xong, khỏe. Ví dụ Ngành Y tế tình mênh mông như sông dài... Ngành Văn hóa tình mênh mông như sông dài... Ngành Giáo dúc tình mênh mông như sông dài... Ngành Thúy lới tình mênh mông như sông dài... Ngành Điên Lức tình mênh mông như sông dài...

Sau đây là bài hát: Hành khúc nghề móc cống:
 Nghề Móc cống tình mênh mông như sông dài/ Nghề Móc cống luôn khắc ghi lời Bác/ Dù khó khăn cũng sát cánh bên nhau/ Luôn phát huy truyền thống cách mạng vẻ vang/Lấy ánh sáng Mác Lê Nin soi đường/ Có đảng quang vinh ngời sáng búa liềm...Ơ ơ ơ... Nghề Móc cống đi dài theo đất nước/
Vượt suối sâu đèo cao bao vực thẳm/ Dân giàu nước mạnh đảng càng tin yêu/ Đảng đã trao ngọn lửa hồng trong tim/ Như màu xanh từ đất đã vươn lên/ Trong gian khó niếm tin luôn vững vàng
 Có Đảng Bác chúng ta đi/ Sáng ngời chân lý... nghề  Móc cống Vinh quang!

He he!
--> Read more..

Thứ Bảy, 12 tháng 4, 2014

ĐỒNG CHÍ NGÔ THÌ NHẬM

 BOBI: Blog Quê Choa phát hiện trên FB Hoa Thanh Quế có chụp được một tấm biển ghi Tiểu sử Đồng chí Ngô Thì Nhậm. Hihi
Thật là tuyệt vời. Chắc đây phải là bí mật tuyệt đối của Ban Tổ chức, nay mới được giải mã, nhưng không nói rõ đồng chí Nhậm từng sinh hoạt ở Chi bộ, Đảng bộ nào. Như vậy vẫn còn nhiều bí mật, hề hề. 
Vậy BOBI copy về đây để mọi người cùng chung vui bất ngờ này, không loại trừ có thể có Blogger nào đó sinh hoạt cùng chi bộ...



--> Read more..

Thứ Tư, 9 tháng 4, 2014

ĐƯỜNG CONG CONG



BOBI: Thời gian qua cư dân của tuyến đường Trường Chinh – Hà Nội rất bức xúc và đang khiếu nại về đoạn đường Trường Chinh đang thẳng tắp  theo đúng quy hoạch đã được Thủ tường phê duyệt từ tháng 6/2008, nay bỗng dưng khi thi công lại bị uốn cong đột ngột. Thanh tra Chính phủ đã vào cuộc, không hiểu có làm sáng tỏ được gì ???. Hàng ngày mình có việc đi qua đoạn cong kỳ quái phản khoa học này mà thấy thật phản cảm. Đồng tiền thời nay không chỉ “đâm toạc tờ giấy” mà chính luật pháp đã bị nhóm lợi ích chà đạp một các trắng trợn không thương tiếc. Đang định viết một bài đưa lên Blog thì bác Hiệu Minh đã viết một bài rất hay có tiêu đề “Thư của ông Trường Chinh gửi hậu thế”. BOBI tôi xin cóp lại để mọi người cùng đọc

Thư của ông Trường Chinh gửi hậu thế
Hiệu Minh
Thưa quí vị !
Tôi rời bỏ thế giới này đã được 26 năm, nghĩ mình đã yên nghỉ nơi xa vắng. Nhưng mấy hôm nay, tôi bỗng hắt hơi liên tục. Hóa ra, dân cả nước đang bàn về con đường mang tên Trường Chinh, chính là tên tôi.
Đi làm cách mạng từ nhỏ, tôi luôn coi xây dựng chủ nghĩa cộng sản là mục tiêu tối thượng, lấy tên Trường Chinh vì nghĩ con đường Mác Lê này sẽ dài vô tận. Qua nửa thế kỷ, giữ rất nhiều chức vụ, từ TBT đến chủ tịch QH, chủ tịch HĐBT, bao nhiêu trọng trách, tới lúc tôi mất, vẫn còn chế độ tem phiếu, dân toàn ăn bo bo nhập từ Liên Xô và Đông Âu, nơi người ta cho bò ăn.
Có lẽ vì thế mà TBT Trọng nói không sai, xây dựng CNXH là một cuộc trường chinh, cả trăm năm chưa chắc đã xong. Nếu quí vị còn nhớ, năm 1934-1935,  cuộc Vạn lý Trường chinh của Hồng quân TQ với 86 ngàn người, từ Giang Tây, đi qua Tây Tạng, vượt 12000km, kéo dài hơn một năm, về tới Diên An chỉ còn 7000 người.
Dường như cái tên Trường Chinh luôn gắn với gian khổ, dài lâu và tìm lối ra rất khó. Phải mất 20 năm với bao nhiêu thất bại, đổ máu, đói khát, tôi mới nghĩ ra từ đổi mới năm 1986.
Khi mất, hậu thế lại lấy tên tôi đặt cho một con đường. Như một định mệnh, đường Trường Chinh ở phía nam Hà Nội lại bẩn thỉu, khói bụi, nhà cửa nhôm nhoam, kiến trúc tạp nham, giao thông hỗn loạn, nhác trông đã thấy gian nan và vất vả.
Đoạn đường này có viện thuốc thú y nên rất nhiều người bán thuốc cho chó mèo. Chỉ cần nhìn các cô bán hàng, phải đeo khẩu trang, cũng đủ hiểu sự ô nhiễm kinh hoàng như thế nào. Mỗi sáng đi làm và chiều vào giờ tan tầm, con đường này luôn kẹt cứng, dân chúng chửi thề, đôi lúc lôi cả tên tôi ra mà réo.
Mấy hôm nay báo chí lại nhắc đến tên Trường Chinh liên tục, chẳng phải nhớ công lao trong cách mạng, thời cải cách ruộng đất, khoán 10 của Kim Ngọc và sau này là đổi mới. Mà họ lại nhắc đến vì qui hoạch “uốn lượn” con đường mang tên tôi.
Theo qui hoạch ban đầu, con đường này được mở rộng từ ngã tư Sở đến ngã tư Vọng, lẽ ra là một đường thẳng. Thế nhưng khi đi qua đất của Quân chủng Phòng không, Không quân, thì đường đã nắn để tránh nhà quan chức, phần từ hồ Hố Mẻ đến Cống chéo sông Lừ.
Theo Sở Qui hoạch Hà Nội, “từ lúc phê duyệt tới nay đã có sư dịch chuyển nhẹ nhàng, tạo ra đường cong mềm mại”. Đọc đoạn này mà tôi không thể nín cười. Từng là người viết nổi tiếng các văn bản chính qui từ thời lập nước VNDCCH, thế mà tôi phải phục cụm từ “đường cong mềm mại”, con cháu bây giờ giỏi thật.
Càng nghĩ càng thấy công cuộc xây dựng XHCN là một cuộc trường chinh thực sự. Có mỗi đoạn đường ngắn, chỉ vì vài chức sắc mà phải thiết kế uốn cong cho hợp với lòng quan. Chế độ XHCN linh hoạt giúp người có quyền thế. Mới hiểu tại sao, nửa thế kỷ đã qua, nhân loại đã đi rất xa, mà ta vẫn đứng, bởi quan chỉ vì quan, quan chẳng vì dân.
Tôi đề nghị thủ đô Hà Nội thay tên con đường này bằng tên của mấy một vài vị từng là anh hùng phi công như Phạm Ngọc Lan, Phạm Thanh Ngân, Phạm Tuân, Nguyễn Đức Soát (ví du: tên đường là Lan Ngân Tân Soát cũng hay) để nhớ về công lao của họ trong chiến tranh chống Mỹ. Nếu các vị chuyển nhà đi cho đường thẳng thì dấu ấn của họ vẫn còn nơi đây.
Nếu như các vị cứ quyết “dùng công lao làm đòn xoay ….cao tốc”, thay vì tên Trường Chinh, hãy gọi đường này là…Đoản Chinh.
Xin cảm ơn sự lưu ý của quí vị.
TT đã ký.



--> Read more..

Flags

Flag Counter