Thứ Bảy, 30 tháng 3, 2013

TẠO DÁNG 3

(Ảnh chụp tại Văn Miếu - NANO)
--> Read more..

Thứ Bảy, 23 tháng 3, 2013

TẠM BIỆT HELLO



NANO: Đây là quyển sách “NGƯỢC CHIỀU VUN VÚT” của Joe Ruelle mà do người bạn của NANO tặng. Joe Ruelle là người Canada sang học ngôn ngữ và sống ở VN mới gần 10 năm, nhưng vốn tiếng Việt khá phong phú. Và với khả năng quan sát tinh tế, cách viết dí dỏm, những tản văn của Joe Ruelle rất ấn tượng, thú vị và thu hút người đọc. “Tạm biệt Hello” là một trong những tản văn trong sách mà NANO đánh máy lại để các bạn tham khảo

(Nhân viên phục vụ bên CPC)

TẠM BIỆT HELLO[1]

Tôi may mắn được đi nhiều nước châu Á. Ở Nhật, nhân viên phục vụ luôn cúi đầu và chào khách bằng “Konichiwa”, nghe rất hay, cách lịch sự chỉ có ở Nhật. Ở Lào, nhân viên chào khách bằng “Sabaidee”, dù khách người Lào 90 tuổi hay người Tây vừa sang hôm qua. Ở Thái, nơi trình độ tiếng Anh của dân rất cao, nhân viên chắp hai tay vào nhau chào khách bằng “Sawatdee-Kaa” (hoặc “Sawatdee-Krap” nếu nhân viên là người nam). Ở Trung Quốc thì “Ni-hao”, ở Hàn Quốc thì “An nyeong ha say yo”, ở Campuchia thì “Choum-reap-sua”, ở Mông Cổ thì “Sain-baina-uu”…
Vậy tại sao ở Việt Nam cứ khách Tây đến là “Hêlô! Hêlô!”, như các anh chị làm nghề phục vụ đang tham gia chương trình trao giải đặc biệt do Hội đồng Anh tài trợ. Tiếng Việt nghe rất thanh lịch và tình cảm – kể cả khi không hiểu nghĩa. Tại sao không dùng nó ?
Tôi hỏi nhiều nhân viên phục vụ tại sao họ không chào khách Tây bằng tiếng Việt. Họ trả lời rằng họ muốn làm hài lòng khách tối đa, chào khách Tây bằng tiếng Tây sẽ khiến khách cảm thấy được quý. Họ lý giải một cách cặn kẽ, nhẹ nhàng, khiêm tốn. Họ nhầm.
Hãy hình dung một anh người Việt sang nước ngoài rồi ở đâu cũng được (hoặc bị) chào bằng “Xin chào”, phát âm lơ lớ, thanh điệu chưa chuẩn. Có khi lúc đầu anh cảm thấy vui vui – “Hay nhỉ, người ở đây thích dùng tiếng mình” – nhưng sau một thời gian anh ấy rất chán. “Hello” nói với giọng uyển chuyển và thanh lịch của người Anh nghe hay hơn nhiều.
Nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và được chào bằng tiến Việt thấy sướng tai lắm. Câu đó, nó lạ, nó hay, nó chính là lý do mình xách va li đi đến nơi xa. Trái lại, nhiều khách Tây bước vào cửa hàng tại Việt Nam và bị chào bằng “Hello”, từ hai âm tiết nghe hàng triệu lần tính từ lúc sinh ra, phải nói là hơi ngứa tai một chút. Chưa đủ ngứa để nói với người ta, nhưng đủ để nói với bản thân.
Không phải chỉ mất một cơ hội “tặng quà”, mà các anh chị phục vụ vô tình mở hộp Pandora, tự kéo về nhiều rắc rối lẽ ra không cần. Nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Tây là vô thức chấp nhận theo văn hóa của khách (mà có theo được đâu?), còn nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt là lịch sự mời khách theo văn hóa của nơi đang ở.
Thêm vào đó, “Hello” là tiếng Anh. Có nhiều người thực sự không thoải mái với sự phổ biến của tiếng Anh toàn cầu – nhất là người Pháp. Người Pháp nào cũng biết một chút tiếng Anh, nhưng sang Paris sẽ không có người bán bánh nào chào du khách nước ngoài bằng “Hello”. Người Đức, người Nga, người Tây Ban Nha – số người “dị ứng tiếng Anh” hiện đang rất cao. Họ công nhận tiếng Anh là ngôn ngữ quốc tế, nhưng sự công nhận ấy mang tính miễn cưỡng. (Hãy hình dung tiếng Trung thành ngôn ngữ quốc tế và du khách người Việt đi đâu cũng bị chào bằng “Ni-hao”.) Biết đâu cánh cửa cửa hàng chưa kịp đóng là người bán hàng đã làm mất lòng khách.
Cách của Việt Nam luôn là an toàn nhất, là sướng tai nhất, là chu đáo nhất.
Tuy nhiên cách của Việt Nam là cách nào? Khuyên nhân viên chào khách Tây bằng tiếng Việt thì dễ - nhưng chọn cụm từ nào để chào là một việc khác. Xin chào? Chào anh chị? Chào cô, chú, bác, ông, bà, cụ? Khỏe không? Đi đâu đấy? Mỉm cười không nói gì? Hình như tiếng Việt chưa có cách chào phổ biến nào có thể áp dụng trong mọi trường hợp thuộc loại “Hello”. Tiếng Nhật có “Konichiwa”, tiếng Hàn có “An nyeong ha say yo”. Nhưng tiếng Việt thì… tiếng Việt hơi phức tạp.
Lúc đầu tôi nghĩ ứng cử viên triển vọng nhất vẫn là “Xin chào”. Vừa đơn giản, vừa Việt Nam. Nhưng sự thật là từ “Xin chào” trong tiếng Việt nghe khác với từ “Hello” trong tiếng Anh. Khi phân tích về chuyện này trên các mạng xã hội tôi nhận được một số phản hồi tỉnh táo, trong đó có lời nhận xét của bạn Nghị đang sinh sống tại thành phố quê hương tôi.
“Xin chào có trong tự điển tiếng Việt hẳn hoi, có trong hầu hết tất cả phần dịch của các sách ngoại ngữ giao tiếp, nhưng đây lại là một từ gần như tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. Chỗ duy nhất mà tôi biết nơi ‘Xin chào’ được chính thức hóa là nhà hàng Kentucky. Và thú thật, tôi có ác cảm với nó ngay từ lần đầu nó được áp dụng hồi tôi còn học cấp hai… ‘Xin chàooo!’ Thú thật tôi không hiểu vì sao KFC lại đề ra quy định này cho nhân viên… với phong cách hiện đại, chủ đề thức ăn nhanh và trẻ trung của KFC, nói ‘Hi’ là gọn nhẹ và hợp nhất với tiêu chí của nhà hàng”
Chuyện Nghị là người Việt viết bài ở Vancouver để ủng hộ cách chào của tiếng Anh, còn tôi là người Canada viết bài ở Hà Nội để ủng hộ cách chào của tiếng Việt chứng tỏ rằng Thái Bình Dương đang ngày càng nhỏ đi. Nhưng nước vẫn còn và mình nên trôi về vấn đề chính: từ “Xin chào” chưa ổn. Nếu cảm giác bạn Nghị là cảm giác phổ biến (và tôi tin thế) thì phải tìm từ khác.
Cứ cho rằng “Xin chào” đã tuyệt chủng trong giao tiếp hằng ngày. “Konichiwa” là nhân viên Nhật chào khách Tây giống cách họ chào khách Nhật. Nhưng “Xin chào” (vì chết trong giao tiếp) là nhân viên Việt chào khách Tây không giống cách họ chào khách Việt.
Mà sự phân biệt mà thực chất của vấn đề. Một cách chào dành riêng cho khách Tây, một cách ứng xử dành riêng cho khách Tây, (một mức giá dành riêng cho khách Tây) – tất cả đều không ổn. Sự quý mến là nguyên lý của nhân quả: quý người ta là để người ta quý mình. Nhưng muốn được quý phải biết mình là ai.
Tôi vẫn cho rằng nếu chỉ có hai lựa chọn “Hello” và “Xin chào” thì các anh chị làm nghề phục vụ nên chọn “Xin chào” để dùng với khách Tây. Trong mắt đa số thì “Xin chào” thắng “Hello” tuyệt đối.
Nhưng không phải tiếng Việt chỉ mỗi sự lựa chọn ấy đâu. Tôi nghĩ tới nghĩ lui mới quyết định cách tốt nhất là cách quen thuộc nhất.
Chào anh! Chào chị! (Chào cô, chào chú, chào bác!) Tại sao không? Thỉnh thoảng người Việt đánh giá hơi thấp về khả năng tiếp cận văn hóa của khách Tây – đến giờ vẫn có người ngạc nhiên khi thấy tôi dùng đũa. Sự thật là du khách Tây ở bên này nhanh hiểu không khác gì du khách “ta” ở bên kia.
Cách chào của tiếng Thái cũng phụ thuộc giới tính (của người nói), nhưng không vì thế mà nhân viên phục vụ ở đó ngại dùng với khách Tây. Họ tự tin. Họ công bằng. Họ không lộ quốc tịch của khách qua nội dung lời chào. Tất nhiên hệ thống xưng hô của Việt Nam phức tạp hơn một chút, nhưng không đến nỗi là phải giấu nó dưới giường mỗi khi thấy khách Tây chạy tới.
Chào anh đi. Chào chị đi. Khách sẽ hiểu, còn nếu chưa thì đó là cơ hội dạy thêm về văn hóa Việt Nam – “You are my ‘chị’, it means ‘older sister’”. Đó là một Việt Namn tôi muốn du khách luôn thấy. Một Việt Nam tự tin. Một việt Nam tự nhiên. Không phải một Việt Nam “generic” đạt tiêu chuẩn ISO 9002.
Cách chào là một trong những điều thiêng liêng nhất của một ngôn ngữ, là điểm khởi đầu và khép lại một cuộc trò chuyện. Người việt khá khiêm tốn, quý khách, nhiệt tình hòa nhập – nhưng hòa nhập đến mức thay lời chào của mình bằng lời chào của người ta “hé-lộ” một điều khó nói. Chào xong thì dùng tiếng nào cũng được, nhưng phải chào xong đã.
Dĩ nhiên vấn đề này lớn hơn các anh chị làm nghề phục vụ. Vừa lớn hơn, vừa nhỏ hơn. Tôi xin kết thúc bài viết đanh đá này bằng một câu chuyện vui. Hồi mới sang Hà Nội, tôi thuê nhà trong một khu chung cư cũ. “Hello, Hello”, các cháu kêu mỗi khi thấy tôi xuống cầu thang. Đứa nào ngại bị bố mẹ giục: “Ông Tây kìa, con Hê-lô đi”. Tôi cười mỉm, vẫy tay, bước ra khỏi cổng.
Ngay cổng hay có một cháu trai khoảng bốn tuổi đạp xe đạp theo vòng số tám, mặt nó to, tóc nó ngắn tũn. Khi thấy tôi, nó luôn nhìn lên và nói “Chào chú” (Còn chưa thấy thì bố nó nhắc: “Con ơi, chào chú kìa”). Tôi quý nó lắm! Quý vô cùng.
Nó là tương lai Việt Nam




[1] Tản văn này do NN đánh máy lại, nếu có một vài sai sót, mong các bạn thông cảm.




















--> Read more..

Chủ Nhật, 17 tháng 3, 2013

THƯ GIÃN


(hoa mào gà - ảnh từ mạng)
QUỐC HOA: MÀO GÀ ???


Sau một thời gian im ắng, nay Bộ Văn-Thể-Du hâm lại đề tài Quốc Hoa. Có một số ý kiến tham gia, nhưng có lẽ ý kiến đề xuất DÙNG HOA MÀO GÀ LÀM QUỐC HOA của ông Vũ Khiêu là mang tính hài nhất. Ôi!!! Đúng là không còn gì để nói cái loại gọi là Giáo sư – Nhà Văn hóa – Anh hùng thời đổi mới của “Mậu dịch Quốc doanh”.

NANO post lại bài phỏng vấn của Lê Minh/Phunutoday để các bạn thưởng thức. 

(ông Vũ Khiêu - ảnh từ mạng)



- Việt Nam có nhất thiết cần Quốc hoa không, thưa ông ?

Quốc hoa là loài hoa tiêu biểu, biểu tượng tinh thần, đặc trưng văn hóa dân tộc của đất nước, nước nào cũng có. Nếu Việt Nam có Quốc hoa như vậy, cũng là điều nên làm.



- Có ý kiến cho rằng, việc lựa chọn Quốc hoa chưa hẳn đã cần thiết vào thời điểm này, nên quan tâm đến những việc thực tế hơn?

Đất nước, người dân... ai cũng nhiều việc, nhưng mỗi việc có ý nghĩa riêng. Nhân dân chọn được quốc hoa cho đất nước mình, được đa số đồng tình là việc rất quý. Tôi thấy có nhiều ý kiến chọn hoa sen. Tôi đồng tình hoa sen.



- Ông vừa nói đồng tình chọn hoa sen? Điều này khá bất ngờ bởi trước đây ông muốn chọn hoa mào gà?

Đó là trước đây, giờ số đông nhân dân chọn hoa sen, tôi cũng đồng tình. Chọn Quốc hoa phải dựa trên ý kiến của đa số.



- Lý do gì ông đồng tình chọn hoa sen?

Tôi ủng hộ, nhưng cần nói thêm là hoa sen hồng, như đề xuất của anh Dương Trung Quốc (ĐBQH). Sen hồng, là nét riêng biệt của nước ta với nước khác.

Hoa sen là loài hoa quý, đẹp. Trong đạo Phật, Phật ngồi trên bông sen. Hoa Sen cũng là loài hoa phổ biến không chỉ nước ta mà còn nhiều nước trên thế giới như Trung quốc, Ấn Độ...

Hoa sen cũng được nhân dân ta yêu quý và chắc là sẵn sàng đồng ý và ủng hộ việc chọn hoa sen làm Quốc hoa.



- Nhưng thưa ông, nhắc đến hoa sen, người ta nghĩ ngay đến quốc hoa của Ấn Độ. Có nên lấy lại thứ người khác đã chọn và trở thành biểu tượng trước chúng ta không?

Theo anh Dương Trung Quốc, nếu các nước khác chọn sen trắng thì Việt Nam có thể chọn sen hồng, tìm ra đặc thù riêng để khác biệt. Chọn Quốc hoa, không nhất thiết nước khác có rồi, ta không dùng nữa.



- Thưa ông, bên cạnh hoa sen thì hoa đào, hoa mai cũng được nhiều người dân lựa chọn. Có nhất thiết cứ phải là hoa sen?

Hoa sen hay hoa đào, hoa mai đều na ná nhau cả, chọn hoa nào cũng được. Nếu nhân dân chọn loài hoa nào nhiều nhất, có thể lấy đó làm Quốc hoa.



- Tuy nhiên, cả ba loại hoa trên đều phổ biến ở Trung Quốc, không riêng gì nước ta, thưa ông?

Đúng là những hoa trên đều phố biến ở Trung Quốc. Hoa Đào được nói đến nhiều trong văn hóa, lịch sử, thơ văn Trung Quốc. Ví dụ Lưu Thần, Nguyễn Triệu lạc vào vườn đào nguyên, nơi suối đào có các tiên ở.

Ví dụ khác Bà Tây Vương Mẫu cũng có một vườn đào nơi Tôn Ngộ Không đã từng đến bẻ quả ăn và phá phách. Vườn đào còn là vườn kết nghĩa của anh em Lưu Bị... Hoa mai hay hoa sen cũng được nói đến trong văn hóa Trung Quốc như vậy.



- Nếu chọn hoa sen, đào hay mai... e rằng dễ bị nhầm Quốc hoa nước ta là Trung Quốc. Tại sao không chọn những hoa tách biệt, chỉ nước ta mới có?

Nếu chọn được bông hoa khác, ngoài các loại hoa trên thì cũng nên chọn, miễn là được nhân dân đồng ý. Ví dụ như hoa mào gà, nếu được đông đảo nhân dân đồng ý cũng nên chọn.



- Hoa mào gà có điều gì đặc biệt mà ông muốn nó trở thành Quốc hoa?

Hoa mào gà được trồng nhiều ở nông thôn, gần gũi với người dân. Hoa tượng trưng cho con gà trống, được yêu quý trên đất nước ta. Trong dân ta có câu “Xưa nay gà trống vẫn anh hùng/ Cất tiếng chào đời thế giới rung”. Sáng sớm gà trống cất tiếng gáy, gọi mọi người thức dậy và làm rung động cả thế giới.

Hình tượng gà trống tiêu biểu cho một khí thế anh hùng. Bất cứ con vật nào xâm chiếm lãnh thổ, nó đều chiến đấu bảo vệ đến cùng. Trong một đàn gà thì gà trống bao giờ cũng đứng đầu đàn, nếu nó kiếm ăn được, nó đều kêu gọi đàn gà con, gà mái đến ăn.



- Xin trân trọng cảm ơn Giáo sư!


--> Read more..

Thứ Năm, 14 tháng 3, 2013

TẠO DÁNG - 2



Chàng trai bảo bạn gái: - Em giả vờ chơi trốn tìm trong vưn cải để anh chụp ảnh. Nhưng rồi chàng cứ tiến lên, lùi xuống, tránh du khách, loay hoay tìm thế đứng và góc máy. Đúng lúc đó NANO đi qua, chớp vội một PO.
Ảnh chụp hôm đi du lịch Tràng An-Ninh Bình
--> Read more..

Chủ Nhật, 10 tháng 3, 2013

TẠO DÁNG 1


Trong khi các nhà nhiếp ảnh chuyên nghiệp đang loay hoay tìm góc máy, thì NANO đã kịp chụp trộm. 
Ảnh chụp tại Hội Thơ 2013
--> Read more..

Thứ Năm, 7 tháng 3, 2013

VỢ LÀ...


Nhân dịp ngày 8/3, xin chúc mừng các bạn nữ Blogger hạnh phúc và gặp nhiều điều tốt lành. Với các bà vợ thì gửi đến bài thơ:
VỢ LÀ...[1]

Vợ là mẹ các con ta
Thường kêu bà xã, hiệu là phu nhân
Vợ là tổng hợp : bạn thân,
Thủ trưởng, bảo mẫu, tình nhân, mẹ hiền...
Vợ là ngân khố, kho tiền
Gởi vô nhanh gọn, hơi phiền rút ra
Vợ là biển cả bao la
Đôi khi nổi sóng khiến ta đắm phà
Vợ là âm nhạc, thi ca
Vừa lá cô giáo, vừa là luật sư
Cả gan đấu khẩu vợ ư ?
Cá ươn không muối, chồng hư cãi "bà" (vợ)
Chồng ơi ! đừng có dại khờ
Không vợ, đố biết cậy nhờ tay ai
Vợ là phước, lộc, thọ, tài ...
Thuộc trăm định nghĩa, trả bài vợ khen.




[1] Bài và Ảnh được copy từ Blog của TỄU
--> Read more..

Flags

Flag Counter