Thứ Tư, 20 tháng 2, 2013

TẾT TRỒNG CÂY



Bức ảnh trên đây được đăng trong bài “Lãnh đạo Quốc hội, Chính phủ chúc Tết ngành Tái chính, Hải Quan”, kèm với minh họa “Phó Thủ tướng Vũ Văn Ninh, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Phạm Văn Thượng, Thứ trưởng Bộ Tài chính Đỗ Hoàng Anh, Tổng cục trưởng Nguyễn Ngọc Túc trồng cây đầu năm trong khuôn viên Tổng cụ Hải quan”



Thơ rằng:

Đầu năm diễn Tết trồng cây,
Com-lê, Cà-vạt, giầy Tây rất ngầu,
Cây giống thì chẳng thấy đâu,
Tìm gốc cổ thụ xúm nhau vun trồng,

Vài xô đất đỏ lồng ngồng,
Cũng cầm xẻng tựa lão nông chi điền,
Ai ơi chớ có buồn phiền,
Đầy tớ xịn giống diễn viên thôi mà

Cuối cùng chỉ khổ dân ta…

 
NANO

20 nhận xét:

  1. Già trồng chuối, trẻ trồng na
    Comple, cà vạt trồng ra cây gì?

    Hay quá, đầu năm mà bác Nano ngòi bút sắc thế này hứa hẹn một năm sáng tác sung sức lắm đây!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Comple, cà vạt trồng ra cây chuối, TT nhé. Vì nhìn các Comple, cà vạt trên ảnh thì Ruchung tôi thấy tất cả đều đã ...già. Mà "Già trồng chuối, trẻ trồng na", ấy là TT nói đấy nhá!

      Xóa
  2. "Comple, cà vạt trồng ra cây gì ?
    Trồng ra những cây "Phong bì"
    Đâm hoa, kết trái "Lì xì" nặng tay.

    Trả lờiXóa
  3. Trồng xong cây cũng ngất ngây
    Người về nặng túi, mặc cây âu sầu
    ..


    Trả lờiXóa
  4. Cây này tiền nhân trồng ở quê Ruchung tôi đấy Bác NANO ạ. Nghe truyền ngôn thì lúc trồng, các cụ không tiền hô hậu ủng, không cân đai áo mão, và hình như cũng không phải vào dịp tết nguyên đán nữa!

    [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/59/l/1WFYX30b7_S0lhWuCa3mPQ.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cây sung Đồng Hới này đã đi vào huyền thoại rồi!

      Xóa
    2. Trời! cây sung tuyệt vời, chỉ nghe mà chưa thấy.

      Xóa
  5. Quan tặc diễn tết trồng cây
    Trong khi lâm tặc thẳng tay phá rừng
    Hình thức đến thế là cùng
    Cả hai thứ tặc là chung một loài

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Hình thức phản ảnh nội dung mà bác Bu ơi!
      Thế hình thức "tặc" thì nội dung cũng "tặc" thế thì kinh lắm đó huhu

      Xóa
  6. 1- Mời NANO tham khảo còm của Ruchung và phúc đáp của bu tui về bài thơ của vua Tự Đức, mời tiên sinh có lời chỉ giáo
    2- Đã thấy xuất hiện Tử Đinh Hương ở blogspot

    Trả lờiXóa
  7. [IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/DSCN1495_zps18b1ce05.jpg[/IMG]

    Nàng TT với Huyền thoại Đồng hới

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Tiểu thư nào đứng chụp hình,
      Trông như đứng dưới mái đình làng tôi

      Xóa
  8. Thơ Bác NANO mới đọc lên đã thấy sớm muộn gì cây cũng sẽ chết rồi. Thiện tai! Thiện tai!

    [img] http://blog.yimg.com/1/jPa0ZH17s58W5m38mpjwWXL5i.jWJBxJCnU0UlabA52LpNipxEoYnQ--/50/l/kTfHaQ0HB6OT3gSXisxJxQ.jpg [/img]

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chết sớm để năm sau mới có chỗ.. lại Com-lê, Cà-vạt, giầy Tây để ra chụp hình trồng cây mới..

      Xóa
  9. Cũng là trò mèo thôi mà bác Nano, trò này xưa như ...lịch sử trái đất. Thơ rất hay mà anh Bu đệm thêm cũng hay nữa. Chúc bác Nano viết khỏe để có nhiều bài thơ kiểu này.

    Trả lờiXóa
  10. Xin cho em hỏi vua Lê ngày xưa có xuống đồng như các quan bây giờ và thế này không ạ?
    http://nld.com.vn/2013021602198613p0c1002/tai-hien-hinh-anh-vua-le-dai-hanh-xuong-dong-cay-ruong.htm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Theo Tự điển Thiều Chửu: Thửa ruộng mà Vua thân chinh xuống cày thì gọi là “tịch điền”.
      Lễ “tịch điền” xuất phát từ Trung Quốc: Ngày hội Xuân, các vua quan lần lượt xuống ruộng cày một vài đường đất nhằm khích lệ nông dân phát triển nông nghiệp đặc biệt là phát triển nông nghiệp lúa nước. Sau khi đã làm lễ cúng Thần Nông, nhà vua đích thân xuống cày 3 luống, các vương tôn cày 7 luống, công khanh cày 7 luống, sĩ phu cày 9 luống. Sau đó thửa ruộng này sẽ được chăm sóc và sản phẩm sẽ dùng để tế lễ năm sau.
      Lễ cày tịch điền được tiến hành đầu tiên tại nước ta dưới thời vua Lê Đại Hành (Lê Hoàn), sau đó được tiếp tục và trở thành một truyền thống kéo dài đến thời nhà Trần. Tương truyền vào năm 987, khi Lê Đại Hành đích thân xuống ruộng cày đã đào được một hũ vàng. Năm 988, vua cày ở Bàn Hải lại được một hũ bạc, vì vậy hai thửa ruộng trên được đặt tên là "Kim ngân điền" (đào được vàng, bạc chắc là “diễn” của Vua – NANO).
      Theo Lịch sử Việt Nam bằng tranh của Trần Bạch Đằng và Việt Sử giai thoại quyển 4 của Nguyễn Hữu Thuần Sau thì đến thời Lý, Vua Lý Thái Tông là người rất chăm lo cho nông nghiệp nước nhà. Ông đã nhiều lần tự mình xuống cày. Sử cũ ghi, ngày 14 tháng 10 năm 1030 (Canh Ngọ), vua thân ra ruộng ở Điều Lộ xem gặt. Ngày 1 tháng 4 năm 1032 (Nhâm Thân) vua đi cày tịch điền ở Đỗ Động Giang, hôm ấy, có nhà nông dâng Vua một cây lúa 9 bông. Tháng 3 năm 1042 (Nhâm Ngọ), vua đi cày ruộng tịch điền ở Khả Lâm...v..v. Tuy vậy, một số quan lại không ưa gì việc vua đi làm ruộng. Sách Đại Việt Sử kí Toàn thư còn ghi lại một điển tích: " Mùa xuân tháng 2 năm Mậu Dần 1038, Vua ngự ra Bố Hải cày ruộng tịch điền. Vua sai Hữu Ti dọn cỏ đắp đàn rồi thân tế Thần Nông, tế xong, vua tự cầm cày để muốn làm lễ tự cày. Các quan tả hữu có người can rằng: - Đó là việc của nông phu, bệ hạ cần gì làm thế? Vua nói - Trẫm không tự cày thì lấy gì làm xôi cúng, lấy gì cho thiên hạ noi theo? Nói xong vua đẩy cày ba lần rồi thôi. Sử thần Ngô Sĩ Liên nói:Thái Tông khôi phục lễ cổ, từ mình cày ruộng tịch điền để nêu gương cho thiên hạ, trên thì để cúng tôn miếu, dưới thì để nuôi muôn dân, công hiệu trị nước dẫn đến của giàu dân đông, nên thay. Đến đời Trần, do bận việc giữ nước, chống ngoại bang nên Lễ cày tịch điền không hưng thịnh như trước. Tuy nhiên, khi có điều kiện, các vua vẫn đích thân điều hành lễ này. Đến các thời nhà Hồ, thì hầu như phong tục này không còn được giữ.
      NANO không nhớ ông Hồ Chí Minh có xuống cầy ruộng lần nào không, nhưng xuống đồng tát nước thì có, nhưng đấy không phải là “tịch điền”.
      Mấy năm gần đây các vị lãnh đạo làm Lễ “tịch điền” đầu xuân thực chất cũng chỉ là “diễn”, nên chẳng có tác dụng gì, chỉ là để chụp ảnh quay phim. Điều cần nhất lúc này là nhanh chóng dẹp hết các dự án treo, trong đó có hàng loạt các sân gôn, trả lại ruộng đất cho nông dân để tránh lãng phí thì không làm.
      Hình ảnh các vị lãnh đạo trên đây đang diễn vun gốc cây cổ thụ thật là phảm cảm. Đúng ra là vô văn hóa khó có thể ngụy biện.

      Xóa
    2. Bác Nano ơi! Cây cổ thụ ấy chắc chắn là vừa được di dời từ một mảnh rừng "nguyên sinh" nào đó.. , ngoài cái phản cảm như bác nói, còn thấy có cả một sự phá hoại môi sinh nữa. :(

      Xóa

  11. Với kỹ thuật photoshop bây giờ thì muốn ai đi cày ruộng mà chẳng được

    Trả lờiXóa
  12. Theo link của Yên Vũ, TTM đưa bài đó về đây minh họa cho thêm phong phú..


    Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng

    Thứ Bảy, 16/02/2013 15:04
    (NLĐO) - Sáng ngày 16-2 (tức mồng 7 Tết), UBND huyện Duy Tiên – Hà Nam đã long trọng tổ chức Lễ hội Tịch điền - Đọi Sơn năm 2013. Phó chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cùng lãnh đạo một số bộ, ngành và hàng ngàn người dân đã về dự.

    [img]http://2.bp.blogspot.com/-7-QEYLdh36s/USg68ECAQWI/AAAAAAAAJPY/nNHHXgBK5Xg/s640/le1_fabf8.jpg[/img]
    Phó chủ tịch nước về dự và thắp hương tưởng nhớ vua Lê Đại Hành


    Đây là năm thứ 5 Lễ hội Tịch điền được phục dựng, tái hiện hình ảnh Vua Lê Đại Hành xuống đồng cày ruộng cách đây hơn 1000 năm (Đinh Hợi 987). Lễ hội diễn ra trong các ngày từ 14 đến 16-2 (tức từ mồng 5 đến mồng 7 tháng Giêng năm Quý Tỵ 2013).

    [img]http://3.bp.blogspot.com/-d9bKVUEspAg/USg68NxqJuI/AAAAAAAAJPc/mf77rV10mRE/s640/le2_10d45.jpg[/img]
    Tái hiện hình ảnh vua Lê Đại Hành cày ruộng


    Sau màn đánh trống khai hội của đội trống nữ Đọi Tam là màn múa rồng, lão nông được tái hiện lại hình ảnh vua Lê Đại Hành bước lên lễ đài khấn cáo vua Lê và Thần Nông, tiếp theo lão nông này sẽ đội mũ Cửu Long, mặc áo Hoàng Bào xuống ruộng đi cày.


    [img]http://2.bp.blogspot.com/-PTsc_S6Cujo/USg68EA5F6I/AAAAAAAAJPg/iVADakERxMI/s640/le3_08ad6.jpg[/img]

    [img]http://2.bp.blogspot.com/-H15zvGQXmro/USg8WYs1pMI/AAAAAAAAJPw/1LSIinB_zck/s640/le4_9ab79.jpg[/img]
    Những nghi thức của buổi lễ


    Lễ hội Tịch điền vẫn giữ nguyên các nghi lễ truyền thống và các trò chơi dân gian như: đánh đu, vẽ trâu, đi cầu phao… Nhiều gian hàng giới thiệu sản phẩm nông nghiệp và thủ công mỹ nghệ nổi tiếng của cư dân địa phương cũng được trưng bày nhằm quảng bá nét văn hóa độc đáo của địa phương.

    Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, lễ hội Tịch Điền đã trở thành một nét sinh hoạt văn hóa tâm linh quan trọng, là di sản văn hóa của dân tộc. Trong nhiều năm trở lại đây, tỉnh Hà Nam đã phục dựng thành công, tái hiện lại truyền thống “dĩ nông vi bản” để khuyến khích nông nghiệp, tổ chức các nghi thức trang trọng của Lễ hội với quy mô lớn, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân, nhằm giáo dục các thế hệ con cháu mai sau.

    Tuấn Minh

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter