Thứ Sáu, 18 tháng 1, 2013

AI “ĐẠO” AI ?



AI “ĐẠO” AI ? *
(Bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh
và bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của Christa Reinig)

Nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo đã từng khen bài thơ Hỏi” của Hữu Thỉnh:
“Đọc Hữu Thỉnh, dễ nhận thấy anh thường chặt ở câu mà lỏng ở bài. Có người bảo anh là “nhà thơ nhiều câu ít bài”, kể cũng có lý của họ… (Nhưng trong tập Thư mùa đông - TN) hiệu quả lập tứ hiện rõ ở các bài “Người ấy”, “Chạm cốc với Xa-in”, và đặc biệt là bài “Hỏi” (…) Đấy là một nghệ thuật cô đúc, tinh vi chặt chẽ đến nỗi, ít mà không thiếu, nhiều mà chẳng thừa. Tác giả hoàn toàn làm chủ những con chữ của mình, mà người đọc vẫn cảm thấy như tự bài thơ nó vốn thế, nó là một khối vẹn toàn, lấp lánh tâm hồn và trí tuệ. Những bài thơ như thế làm mới Hữu Thỉnh…” (Văn chương cảm và luận, Nxb Văn hoá Thông tin 1999). 
Nhận xét như thế là rất đúng với bài thơ “Hỏi”. Nhưng lúc đó, nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo không hề biết là trước Hữu Thỉnh, đã có bài thơ “Thượng đế sinh ra mặt trời” của nữ thi sĩ Đức Christa Reinig [1] (sinh năm 1926), trong một tập thơ của bà đoạt giải thưởng Văn chương Bremen 1964. 

Nguyên bản tiếng Đức: 
Gott schuf die sonne

Ich rufe den wind
wind antworte mir
ich bin sagt der wind
bin bei dir 
ich rufe die sonne
sonne antworte mir
ich bin sagt die sonne
bin bei dir 
ich rufe die sterne
antwortet mir
wir sind sagen die sterne
alle bei dir 
ich rufe den menschen
antworte mir
ich rufe - es schweigt
nichts antwortet mir 

(Christa Reinig, Gedichte, Nxb Fischer 1963, tr. 34) 

Bản dịch ra tiếng Việt của miền Nam trước 1975, không rõ tên dịch giả, được lưu truyền như sau: 

Thượng đế tạo ra mặt trời 
Tôi hỏi gió
Gió với em thế nào?
- Gió luôn ở bên em. 
Tôi hỏi mặt trời
Mặt trời với em thế nào?
- Mặt trời luôn ở bên em. 
Tôi hỏi các vì sao
Các vì sao với em thế nào?
- Các vì sao luôn ở bên em. 
Tôi hỏi con người
Con người với em thế nào?
- Con người im lặng không ai trả lời tôi. 

Bài thơ này còn có một bản dịch khác, của Quang Chiến, in trên tạp chí Văn học nước ngoài của Hội Nhà văn Việt Nam số 6–2002: 

Thượng đế đã làm ra mặt trời 
Tôi gọi gió
Gió hãy trả lời tôi
Gió nói
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi mặt trời
Mặt trời hãy trả lời tôi.
Mặt trời nói
Tôi ở bên em. 
Tôi gọi các vì sao,
Xin hãy trả lời tôi
Các vì sao nói
Chúng tôi ở bên em. 
Tôi gọi con người,
Xin hãy trả lời tôi
Tôi gọi - im lặng
Không ai trả lời tôi. 

Còn bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig). Nguyên văn như sau: 

Hỏi 
Tôi hỏi đất: Đất sống với đất như thế nào?
- Chúng tôi tôn cao nhau. 
Tôi hỏi nước: Nước sống với nước như thế nào?
- Chúng tôi làm đầy nhau. 
Tôi hỏi cỏ: Cỏ sống với cỏ như thế nào?
- Chúng tôi đan vào nhau làm nên những chân trời. 
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào?
Tôi hỏi người:
- Người sống với người như thế nào? 

Đặt hai bài thơ của hai tác giả một Đức một Việt cạnh nhau, sao chúng giống nhau đến thế. Giống nhau về lập tứ, giống nhau về tinh thần, giống nhau về tư tưởng, giống nhau về cả cách hỏi, cách lập ngôn. Nó như là thơ “phỏng dịch” của nhau vậy. Christa Reinig chọn 4 đối tượng để hỏi: Gió, mặt trời, sao, người. Hữu Thỉnh cũng chọn 4 đối tượng để hỏi: Đất, nước, cỏ, người. Ba đối tượng trên có thể thay đổi thế nào cũng được, ví dụ có thể hỏi bò, lợn, chó xem nó sống với nhau thế nào, chắc cũng sẽ có những câu trả lời hay. Ví dụ: 

Tôi hỏi bò: Bò sống với bò thế nào?
- Chúng tôi nhường cỏ cho nhau. 
Tôi hỏi lợn: Lợn sống với lợn thế nào?
- Chúng tôi ủn ỉn cùng nhau. 
Tôi hỏi chó: Chó sống với chó thế nào?
- Chúng tôi sủa cùng nhau. 

Nhưng muốn bài thơ có tứ hay, nhất thiết là phải giữ nguyên đối tượng thứ tư, đấy là con người, thì bài thơ mới trở nên hoàn chỉnh. Với bài thơ “Bò lợn chó” trên đây, chỉ cần ghép thêm vào đoạn kết của Christa Reinig hoặc của Hữu Thỉnh là không chê vào đâu được. 
Vậy thì nhà thơ cần sáng tác ra bài thơ, hay chỉ cần đi sửa lại đôi chút thơ người khác? Tất nhiên đã là nhà thơ thì phải tự mình làm ra ý, ra tứ, ra lời, tức là làm ra “bài thơ của mình”. Việc cóp nhặt thơ, ăn cắp thơ, đạo thơ… những tưởng chỉ có những người mới tập làm thơ, hay những kẻ hám danh “trẻ người non dạ” mới phạm tội. Vậy mà câu chuyện đạo thơ ấy nó lại rơi đúng vào ông Chủ tịch Hội Nhà văn - người đã từng đoạt một bồ giải thưởng về thơ của Hội Nhà văn. Liệu người ta có tin được những giải thưởng ấy nữa hay không? Biêt nó là giải thật hay giải dỏm? 
Nghe nói Hữu Thỉnh là nhà thơ chịu ảnh hưởng sâu sắc ca dao tục ngữ. Nhưng ông đâu chỉ ảnh hưởng ca dao tục ngữ - thơ ca khuyết danh, có cóp cũng chẳng sao. Tỷ như Hữu Thỉnh đã “sửa” hai câu thơ của Tự Đức (vì tưởng là của Khuyết Danh?): “Đập cổ kính ra tìm thấy bóng - Xếp tàn y lại để dành hơi” thành ra thơ của mình: “Mở trăng ra tìm – Trăng còn in bóng - Mở cỏ ra xem - Cỏ còn hơi ấm”. Nhưng cứ như bài thơ “Hỏi” thì ông còn “ảnh hưởng” cả thơ hữu danh của Đức. Nếu mà ông không biết chuyện này, sang làm việc với các nhà thơ Đức, lại đem bài thơ “Hỏi” ra đọc, và người ta dịch lại tiếng Đức bằng chính bài thơ của Christa Reinig, chắc sẽ được vỗ tay đến không về nước được. 
Văn nghệ Việt Nam gần đây kể cũng hơi bị buồn. Chưa xong câu chuyện “tự nguyện” rút khỏi giải thưởng khi bị các nhạc sĩ tố giác “đạo nhạc” của nguyên Tổng thư ký Hội Nhạc, đã đến chuyện “đạo thơ” và tự trao giải thưởng cho mình của ông Chủ tịch Hội Văn. Âu cũng là câu chuyện có vay có trả vậy. Thôi thì người của công chúng cũng “nhân bất thập toàn” mà. Tôi đưa ra cái chuyện “Ai đạo ai” này chẳng qua cũng là muốn trị bệnh cứu người, và muốn những nhà soạn sách giáo khoa cũng nên xem kỹ lại bài thơ “Hỏi” mà thôi. 
THƯỜNG NHÂN
© 2006 talawas

_______________________
[1]Christa Reinig (1926): Trước 1964, Christa Reinig là nhà thơ Cộng hoà Dân chủ Đức (Đông Đức). Tuy nhiên, ngay từ năm 1951, bà đã bị cấm xuất bản tại Đông Đức. Năm 1964, nhân dịp đi Bremen (Tây Đức) nhận giải thưởng cho tập thơ xuất bản năm 1963 – trong đó có bài “Gott schuf die sonne” – bà đã ở lại Cộng hoà Liên bang Đức, không trở về Đông Đức nữa (chú thích của talawas).
* Theo Văn Chương +

29 nhận xét:

  1. "Còn bài thơ “Hỏi” của Hữu Thỉnh đã in ở nhiều sách, nó còn là bài đọc thêm trong sách giáo khoa phổ thông (chắc các nhà biên soạn sách giáo khoa cũng chưa hề biết bài thơ trên của Christa Reinig)."

    Cái nguy hiểm là ở chỗ này, qua bài thơ đã in trong sách GIÁO KHOA, thì cho đến bây giờ không biết bài thơ đã được phát tán vào tâm trí của bao thế hệ học sinh rồi, ngộ nhận tiếp nối ngộ nhận! cái hệ quả của sự ngộ nhận này đào tạo ra những thế hệ "mù lòa"..

    Mà anh NANO ơi! Nếu M chưa đọc bài thơ của bà Christa Reinig qua bản dịch thơ (có ghi chú dịch thơ), dù nay M đọc entry này của anh, M cũng cảm thấy nhớ mang máng là bài thơ này đã nghe đọc đã được truyền khẩu trong học sinh sinh viên trước năm 75, nhưng nếu anh không phân tích ở đây thì NẾU chỉ đọc riêng bài thơ của Hữu Thỉnh, thì M cũng sẽ ngộ nhận đó là thơ của Hữu Thỉnh đó! huhu..



    Trả lờiXóa

  2. Chữ đạo bác NANO nói đến là phường trộm cướp, một trong bốn thảm họa của con người là “thủy hỏa đạo tặc”. Ông Hữu Thỉnh không đến nỗi là trộm cướp nhưng mà biến báo thơ của nhà thơ Đức thành thơ mình. Thôi thì cứ gọi là đạo cho nó ngắn gọn. hihihi!
    Thời Bắc Tống có ông Uông Chu làm ra loại thơ bốn câu, mỗi câu năm chữ (ngũ ngôn tứ tuyệt). Sau này người Nam ta tham khảo thể thơ đó soạn ra sách “Ấu học ngũ thi ngôn” (thơ năm tiếng dạy trẻ học) còn gọi là Trang nguyên thi. Chẳng hạn để dạy cho trẻ con lớn lên có ý chí làm việc lớn có bài:

    Tạc sơn thông đại hải
    Phá thạch bố thanh thiên
    Thế thượng vô nan sự
    Nhân tâm tự bất kiên

    (Đục đá thông ra biển
    Đội đá vá trời xanh
    Trên đời không việc khó
    Chỉ sợ lòng không kiên)

    Trong sách “Tấm lòng của bác Hồ” (NXB Công an Nhân dân 2005) có dẫn ra một đoạn như sau “Năm 1950, trong một lần gặp gỡ anh em Thanh niên xung phong làm đường ở đèo Khế Thái Nguyên Bác Hồ đã đọc tặng mấy câu:

    Không có việc gì khó
    Chỉ sợ lòng không bền
    Đào núi và lấp biển
    Quyết chí cũng làm nên


    Bốn câu thơ ấy tuy mượn ý của “Thánh hiền” nhưng đã được kiểm nghiệm trong thực tế cuộc sống của Bác Hồ mấy chục năm trước đó”
    Với trình độ tù lù mù về thơ thẩn bu tui cứ thắc mắc tại sao NXB Công an Nhân dân gọi ông Uông Chu thời bắc Tống là thánh hiền? Và từ “mượn” nghe hơi lạ, mượn thì phải được đối tác đồng ý, và đồng ý rồi thì sau đó phải hoàn trả. Kính mong NANO tiên sinh cũng như các bậc thức giả giải đáp cho. Xin đa tạ, đa tạ!

    Trả lờiXóa
  3. Đọc hoài bài này mà chẳng biết còm thế nào, thôi đành dựa cột ở đây nghe các bác luận bàn về đạo thơ vậy!

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  5. [IMG] [URL=http://s888.beta.photobucket.com/user/bulukhin/media/tixung1.jpg.html][IMG]http://i888.photobucket.com/albums/ac87/bulukhin/th_tixung1.jpg[/IMG][/URL][IMG]

    Trả lờiXóa
  6. cho bu tui mượn thực địa post ảnh thử, mong tiên sinh cho phép hoặc xóa hộ.
    Còn thừa ra chữ [/URL] và cái hình con con huhuhu!

    Trả lờiXóa
  7. Cho bu tui mượn thực địa post thử ảnh, mong tiên sinh cho phép hoặc xóa hộ

    Trả lờiXóa
  8. Mong tiên sinh cho phép post thử tấm ảnh....

    Trả lờiXóa
  9. Chuyện này thì vô kể bác Nano ơi. Ở trong trường đại học, mỗi khi làm bài luận nhiều sinh viên cứ vào google search và bê nguyên đai nguyên kiện những bài đã post lên đó mà đặt vào bài làm của mình hoặc là mượn bài của các bạn khóa trước về "tham khảo". Có khi còn quên cả việc xóa tên giáo viên, tên của bạn luôn đó.

    Trả lờiXóa
  10. Ơ, sao không thấy comment cháu vừa post nhỉ?

    Trả lờiXóa
  11. Tiên sinh cho comment thử tấm ảnh

    Trả lờiXóa
  12. mộc ghé thăm anh, đọc rất kỉ và đọc hết bài rồi đó, kính chúc anh sức khỏe và hạnh phúc nha!

    Trả lờiXóa
  13. (NANO copy chuyện này từ Blog Nguyễn Trường Thụy)

    Trả váy yếm cho chủ… trò – Chuyện dân gian không có kiểm chứng (Nguyễn Thái Sơn)
    .
    “Hội đồng Làng” do lão Chánh Tổng làm Chủ…Trò, gồm một số vị có chức có sắc trong làng, lại có cả mấy ông Tú, cụ Đồ tham gia cho thêm phần…dân chủ.
    Cứ vào dịp cuối năm, khi đông sắp hết xuân gần về, “Hội đồng Làng” lại bình xét để chọn ra những cô gái “dệt vải giỏi”, “cấy lúa cừ” trong năm trước để trao giải thưởng. Giải này có tên là HỒN LÀNG. Phải công tâm mà nhận ra rằng: phần lớn các vị tham gia xét Giải HỒN LÀNG đều có Tâm có Tầm có Tiết tháo, nhưng không “xoay chuyển” được lão Chánh Tổng “một mình một mâm” “một mình một xe”. Mà lão có chỉ làm Chủ…Trò một Hội đồng Làng nơi cư ngụ đâu, mà còn “đảm đương thêm” chức Chủ…Trò của cả Tổng (Làng của lão chỉ là một phần của cái Tổng này).
    Cuộc xét giải năm ấy, cũng như mọi năm, không có “tai” này thì lại vướng “tiếng” nọ. Thực ra giải thưởng của HỒN LÀNG cũng chỉ mang yếu tố tinh thần là chính, chứ “ vật chất” đâu có nhiều nhặn gì, chỉ là mấy giải “yếm đào”, dăm cái “váy lụa váy xồi”. Chả biết năm ấy bình xét thế nào mà mấy cô mấy bà tức lộn ruột, nhất loạt mang yếm, mang váy được “trao tặng” đến trả cho lão Chủ…Trò. Mà mấy bà mấy cô cũng…quá thể quá quắt lắm kia, làm thế khác nào “quàng yếm vào cổ”, “đập váy nào mặt” Chủ…Trò. (May mà cả yếm lẫn váy các bà các cô đều chưa xử dụng) chứ không thì…uế tạp chết.
    NTS
    Tác giả gửi cho NTT blog

    Trả lờiXóa
  14. Bác NANO không trả lời ai cả cũng là "đạo" ý tưởng Ruchung tôi nhé, tuy nhiên do Ruchung tôi có bận rộn cuối năm chút xíu, còn Bác NANO thì ..lười.

    Trả lờiXóa
  15. Sao Ruchung tôi comment xong rồi, bên cột comments có hiển thị mà trong bài lại không nhỉ?

    Trả lờiXóa
  16. Bu đang sửa chữa cái comment này, thử xem sao!!

    Trả lờiXóa
  17. Không xóa được cái ô trắng ở khung còm của Bác Bulu.

    Trả lờiXóa
  18. Huhu trước cho cái khung còm này. Có lẽ cái code hình mà Bác Bu bỏ vào có 1 cú pháp làm cho những cái còm bị Đạo vào bụng của Còm mất rồi.. huhu

    Trả lờiXóa
  19. 2. Có lẽ cái code hình mà Bác Bu bỏ vào có 1 cú pháp làm cho những cái còm bị Đạo vào bụng của Còm mất rồi.. huhu

    Trả lờiXóa
  20. ..Bác Bu bỏ vào có 1 cú pháp làm cho những cái còm bị Đạo vào bụng của Còm mất rồi.. huhu

    Trả lờiXóa
  21. ..có 1 cú pháp làm cho những cái còm bị Đạo vào bụng mất rồi.. huhu

    Trả lờiXóa
  22. M cũng không xóa được cái khung còm có ô vuông trắng. Nên còm bị nuốt mất.

    Trả lờiXóa
  23. ..có ô vuông trắng. Nên còm bị nuốt mất.

    Trả lờiXóa
  24. Bác Bu trình độ liên thông thao tác chưa chuẩn nên anh Blogspot nuốt còm,thử xem trình độ học trường làng như em blogspot có nuốt còm không nhé?

    Trả lờiXóa

Flags

Flag Counter